This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tu van hop dong, Tu van thue

Người tu van hop dong, soạn thảo hợp đồng không những đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng mà còn phải dự kiến được những rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai để có thể điều chỉnh các điều khoản hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và qui định của pháp luật.
Hơn vậy, vai trò của hợp đồng trong các giao dịch của doanh nghiệp ngày càng quan trọng bởi các đối tác trong hợp đồng của doanh nghiệp hầu hết là các doanh nhân chuyên nghiệp, rất am hiểu luật về các vấn đề liên quan đến nội dung của hợp đồng cũng như các qui định liên quan đến hợp đồng vô hiệu, giải quyết tranh chấp.

Những nội dung Luật Á Châu thực hiện trong quá trình tư vấn thuê (tu van thue):

1. Tư vấn về cách thức giao kết hợp đồng – Tu van hop dong.


+ Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Sửa đổi đề nghị;
+ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng;
+ Hình thức hợp đồng.

2. Tư vấn xây dựng nội dung của hợp đồng


+ Phương thức thoả thuận số lượng, chất lượng sản phẩm;
+ Phương thức xây dựng giá và phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
+ Các quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
+ Thời điểm nên giao kết hợp đồng
+ Các quy định về trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng;
+ Các trường hợp Hợp đồng vô hiệu;
+ Mức phạt vi phạm hợp đồng phù hợp;
+ Xây dựng Phụ lục hợp đồng
+ Các nội dung khác có liên quan:

3. Tu van thue sửa đổi nội dung của hợp đồng


+ Tư vấn các quy định của pháp luật về sửa đổi nội dung hợp đồng;
+ Tư vấn cách thức sửa đổi nội dung hợp đồng: trong trường hợp không có
+ người làm chứng, có người làm chứng và trong trường hợp hợp đồng được công
+ chứng, chứng thực.

4. Tư vấn chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng Tu van hop dong


+ Tư vấn các trường hợp được chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng theo quy định của
pháp luật;
+ Tư vấn phương thức chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng để đảm bảo tối đa quyền lợi
cho khách hàng;

5. Tư vấn khởi kiện bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong quan hệ hợp đồng


+ Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
+ Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
+ Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trước cơ quan
có thẩm quyền;

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Nghỉ trưa dài, học sinh vào… nhà nghỉ

cưới hỏi trọn gói Thái Luân| làng Cầm | Đặng Hà Vân

Nhà nghỉ, công viên, tiệm game bỗng thành địa điểm nghỉ trưa của nhiều học sinh THPT, sau khi thành phố Hà Nội đổi lại giờ học. Các em nghỉ trưa từ khoảng 11h30 và bắt đầu vào học buổi chiều lúc 14h30.
Có 3 tiếng nghỉ trưa, một số học sinh Hà Nội lại nghỉ theo lối... khó ngờ. (Ảnh: Trường Phong)
 
Vào nhà nghỉ, công viên
 
Hơn 11h trưa, trường THPT T.H.Đ (Thanh Xuân, Hà Nội) kết thúc buổi học. Không về nhà như các bạn cùng lớp, hai học sinh (một nam, một nữ) mặc đồng phục, tay trong tay, vai đeo cặp, đi dạo quanh vài con phố gần trường trước ánh mắt dò xét, tò mò của nhiều người, trong đó có không ít bạn cùng trang lứa.
 
Đến chỗ khuất, thấy vắng người qua lại, chàng kéo nàng vào lòng, trao vội nụ hôn… Vòng qua vòng lại các con phố vài lần, chàng dẫn nàng đến trước cửa một nhà nghỉ. Chầm chậm, hai người cùng tiến vào, nhưng đến sát cửa, suy nghĩ thế nào, cô nàng lại kéo bạn trai trở ra.
 
Đã đôi lần cặp học sinh trường THPT T.H.Đ định rẽ vào nhà nghỉ, nhưng lại quay ra. (Ảnh: Trường Phong)
 
Tiếp tục dạo phố, cặp đôi vài lần “dòm ngó” nhà nghỉ, nhưng thấy có người lớn đi qua, họ lại dìu nhau dạo phố tiếp… Lúc sau, chàng dắt nàng vào quán cơm ăn trưa, sau đó lấy xe, chở người yêu đến một quán cà phê ngồi tâm sự. 14h, cặp đôi cùng trở về khu vực trường học.
 
11h, ngoài cổng một trường THPT trên đường Giải Phóng – Hà Nội lác đác vài bậc phụ huynh chờ đón con. Mọi sự chú ý đổ dồn vào một nam thanh niên đầu trần trên xe Wave alpha, đứng đợi từ lâu. Tan trường, rất nhanh, hai cô nàng tóc vàng, môi đỏ, mặc đồng phục nhảy lên kẹp ba với nam thanh niên nọ, phóng như bay về phía Ngọc Hồi (Thanh Trì). Họ rủ thêm hai “chiến hữu tuổi teen”, rồi cùng phóng ngược về phía bến xe Giáp Bát. Đầu trần, nhóm này lạng lách đánh võng, tạt đầu ô tô…
 
Vừa đến bến xe Giáp Bát, cả nhóm quay đầu, lại tiếp tục vừa phóng, vừa lạng lách về khu vực thôn Yên Ngưu (Tam Hiệp, Thanh Trì). Đi qua cổng trường, hai cô nàng còn vênh mặt nhìn chúng bạn với con mắt coi thường. Hai nữ sinh cùng nam thanh niên ghé vào một quán phở, ăn trưa, trước khi “hạ cánh” vào một ngôi nhà ba tầng trong xóm. Ngoài cửa, treo biển “Nhận cầm đồ”, nhưng không thấy hoạt động, cửa đóng im ỉm.
 
 
Gần 14h, hai nữ sinh đi ra, nam thanh niên lúc sáng lại chở hai cô về cổng trường, tất nhiên, cũng với tốc độ chóng mặt.
 
Ngồi tâm sự ở hồ Văn Quán đến sát giờ học, cô gái vội vàng lấy áo đồng phục, yêu cầu bạn trai chở về trường. (Ảnh: Trường Phong)
  
Tại một điểm khác lúc hơn 12 giờ, trời mưa phùn, gió rét. Đôi nam nữ ngồi ôm hôn nhau bên bờ hồ Văn Quán (Hà Đông – Hà Nội). Chiếc xe đạp điện dựng bên cạnh, giỏ xe đựng cặp sách học trò, và áo đồng phục.
 
14h, sắp đến giờ học, nam thanh niên vội vàng nổ máy xe, cô gái lấy đồng phục ra, rồi phóng về trường THPT L.Q.Đ (Hà Đông – Hà Nội). Đến cổng trường, nàng nhảy xuống, khoác vội cái áo đồng phục lên người đi vào trường, chàng quay đầu xe, phóng thẳng, không quên dặn “Vào học đi nhé, tối anh đến đón”. 

Say game, quên cơm

Tan trường, trong khi các bạn về nhà ăn cơm cùng gia đình, nhiều học sinh trường THPT T.H.Đ (cả nam và nữ) vòng qua vài ngõ ngách rồi tạt ngay vào quán Internet gần trường. Càng lúc, học sinh càng kéo vào đông. Không còn máy, nhiều học sinh sẵn sàng đứng chờ, ngồi xem bạn chơi chờ đến lượt. Chat, Audition, Half life, Đế chế, Đột kích, Play station… đủ trò. Chửi bậy, cãi nhau…đủ kiểu.

Nhiều học sinh bỏ cả cơm trưa, lao vào chơi game chờ buổi học chiều. (Ảnh: Trường Phong)
 
Một số nam sinh chậm chân, vì sau khi ăn trưa mới tìm đến quán. Không còn máy, cả nhóm lại lích kích đạp xe ngược lại, vòng qua vài con phố, đến quán net khác, không quên để lại một câu lầm bầm, than đen đủi.
 
13h30, thấy bụng đã réo, một nam sinh trong quán cất giọng hỏi: Có gì ăn được không, mày? Cậu bạn bên cạnh lôi ra hai hộp sữa, bảo: Uống tạm, tí nữa ra ăn sau! Uống xong hai hộp sữa, hai cậu học trò lại dán mắt vào màn hình chơi trò Đế chế.
 
14h20, hàng loạt học sinh chạy khỏi quán net, sà vào quán bún riêu ngoài cổng trường. Ăn vội được nửa bát, thấy bạn gọi điện, cả nhóm chạy vội vào trường. Giờ học buổi chiều bắt đầu.
 
Phụ huynh và thầy cô cùng lo
 
Trao đổi về vấn đề này, thầy Đỗ Đức Hòa – Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung (Đống Đa) cho biết, từ ngày đổi giờ học, bản thân các thầy cô cũng rất lo.
 
Bình thường, giờ nghỉ buổi trưa chỉ kéo dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Em nào nhà gần thì về ăn cơm cùng gia đình, nhà xa thì ăn cơm quán rồi quay trở lại trường học, nghỉ một chút là vừa đủ thời gian. Nhưng theo lịch học mới, khoảng cách giữa hai buổi học sáng và chiều quá lớn. “Chúng tôi rất lo việc một bộ phận học sinh sa ngã vào tệ nạn, đua đòi với bạn bè, nghiện điện tử… – Thầy Hòa nói.
 
Cũng theo thầy Hòa, một số học sinh lợi dụng việc đổi giờ học, nói dối bố mẹ ở trường chờ học buổi chiều rồi đi chơi cùng bạn trai, sa vào yêu đương, bỏ bê học tập…

Việc học sinh có sa ngã hay không vào các trò chơi, yêu đương phần lớn phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em, chứ không phải do giờ giấc”. - Thầy Trần Anh Tuấn. 

 
Thầy Trần Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì) cho rằng, thời gian nghỉ giữa hai buổi quá dài phần nào tạo điều kiện để một bộ phận học sinh vốn ham chơi có thêm thời gian chơi bời, lêu lổng. Tuy nhiên, thầy Tuấn cho rằng, việc học sinh có sa ngã vào các trò chơi, yêu đương hay không phần lớn phải phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em.
 
Thầy Tuấn cho biết thêm, hiện rất băn khoăn trước thông tin nhiều nữ sinh của trường bị thanh niên trong làng trêu chọc, do tan học về muộn, đi qua khu vực đường làng không có đèn.
 
“Ở khu vực ngoại thành, đường sá đi lại khó khăn, nhiều em nhà xa tới 7, 8 km, mà tan học từ 19h thì muộn quá, đi đường không đảm bảo an toàn cho các em. Bây giờ điều chỉnh xuống 18h cũng vẫn muộn. Chúng tôi đang kiến nghị cho những trường như THPT Ngọc Hồi được linh động hơn về mặt giờ giấc” - thầy Tuấn nói.
 

Trao đổi với phóng viên, nhiều bậc phụ huynh vẫn rất lo ngại. Tan trường lúc trời đã tối, lại phải đạp xe, vượt đường dài về nhà. Chị Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) có con gái học trường THPT Quang Trung (Hà Nội) cho biết, đợt này con gái chị nhiều hôm phải học hai buổi sáng, chiều. Chị rất sợ con gái nói dối bố mẹ để đi chơi, tụ tập, bỏ bê học hành. Bởi vậy, dù bận, trưa nào chị cũng đi đón con về cho yên tâm. 

 
Theo Trường Phong

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

“Chuyện tình” giữa người rừng và lúa nước


(Dân trí) - Giữa trùng trùng đá vôi khổng lồ rộng tầm 10.000km2 hoang sơ và kỳ vĩ của Phong Nha - Kẻ Bàng lại có hơn 10ha lúa nước đang trổ mầm xanh. Câu chuyện như cổ tích ấy, bà con người Rục và Bộ đội Biên phòng 585 vẫn thường hay kể.

Chúng tôi lên xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) - được mệnh danh là "đỉnh trời" của dãy Trường Sơn phía Tây Quảng Bình. Khí trời mùa này vẫn còn se rét, nhưng bụng dạ đồng bào dân tộc Rục, Sách nơi miền sơn cước này đang ấm lắm. Ấm bởi nay họ đã biết dựng nhà kiên cố để ở, biết trồng cây lúa nước để đủ gạo ăn quanh năm…

Hành trình rời hang núi

Cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, ở Quảng Bình xuất hiện lời đồn về "người nguyên thủy" ở vùng núi rừng hoang vu phía Tây tỉnh này. Đó là trong một chuyến tuần tra biên giới, tổ tuần tra biên giới Đồn CAND vũ trang Óc Sách (nay là đồn Bộ đội Biên phòng 585) đã phát hiện một nhóm người mình trần, chân đất, đóng khố bỏ chạy tán loạn khi thấy họ.

Một chuyến "nằm vùng", ăn ngủ với rừng suốt 5 tháng dài đến ngày 12/09/1959, tiểu đội của Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã phát hiện ra tung tích của "người nguyên thủy". Nhưng cứ đến gần là họ cắm cổ chạy vào rừng sâu. Nhưng các chiến sĩ Biên phòng vẫn kiên trì theo dõi. Rồi nhờ sự giúp đỡ của các già làng, trưởng bản của dân tộc Chứt (34 "người nguyên thủy" ấy là đồng bào người Rục, một nhóm nhỏ của dân tộc Chứt), Biên phòng đã tiếp cận được họ trong một hang sâu tối thuộc Phong Nha - Kẻ Bàng.

Và cuộc "ly cốc, hạ sơn" bắt đầu khi lực lượng Biên phòng vận động họ về định cư tại 2 bản Ón và Mò O Ồ  Ồ, xã Thượng Hoá.

Những đứa trẻ ở đồng bào Rục đến trường gieo ước mơ nơi miền sơn cước

Nhưng hành trình ấy đâu dễ đổi thay khi tập quán săn bắt, hái lượm đã ăn sâu tận trong máu thịt của đồng bào. Khoảng những năm 1972 - 1973, Mỹ - ngụy điên cuồng dội bom đạn xuống vùng này để mở rộng chiến tranh. Người Rục lại bị lãng quên. Năm 1989, trận dịch sởi quét qua đã khiến 20 người Rục mất mạng. Quá kinh hãi, những người Rục cuối cùng lại quay về rừng.

Quá nhiều biến cố, không dưới 3 lần người Rục đã bỏ bản làng lên những hang đá sâu, về sống đời nguyên thủy. Nhưng sau mỗi lần như thế, Biên phòng cùng cán bộ xã Thượng Hóa lại theo sau vận động về bản. Để bây giờ, anh cán bộ Tư pháp xã cứ sang sảng: "Người Rục ư? Họ có gần 110 hộ với gần 450 nhân khẩu rồi".

Cuộc "hôn nhân"  giữ lúa nước và "người rừng"

Đưa người rừng về đã khó, làm cho họ no cái bụng để định cư còn khó gấp bội phần. Câu chuyện đưa cây lúa nước lên với đồng bào Rục được ví như là một cuộc hôn nhân đầy phúc hạnh mà Biên phòng là người se duyên.

Trung tá Trịnh Thanh Bình chia sẻ niềm vui được mùa cùng đồng bào Rục (Ảnh: Đồn Biên phòng 585 cung cấp)

"Đưa được bà con về, cũng mừng lắm nhưng phải tính kế lo cho bà con có kinh tế ổn định nữa mới yên lòng. Năm 2009, đơn vị bàn bạc nhiều lần và quyết định trồng thử 2 ha lúa nước để giải quyết lương thực tại chỗ cho bà con. Cuối vụ, lúa thu về rất năng suất. Lại sướng rơn! Thế là năm 2010, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh kiến nghị lên UBND tỉnh thực hiện dự án lúa nước Rục Làn gieo cấy trên 10 ha ruộng" - Trung tá Trịnh Thanh Bình, Đồn trưởng Đồn biên phòng 585, kể.

Nhưng đâu dễ, bà con người Rục vốn chỉ quen với bản năng lấy từ núi rừng để ăn, để sống chứ có ai biết hay nghĩ đến cấy trồng là cái chi? Đưa giống, phân lên, các chiến sĩ đồn 585 lại xắn quần xuống ruộng gieo cấy trước cho bà con thấy để làm theo. Từng chiến sĩ đến bên từng người, từng đám ruộng, nắm tận tay bà con để hướng dẫn từng đường cày, đường cấy.

Sau 2 năm 4 vụ, thành công đã thấy rất rõ ràng. Người Rục ở Thượng Hoá đã thạo lắm cái việc cày ra đường thẳng, cấy cây lúa đẹp, cầm liềm gặt nhanh tay và hạt lúa đã chất đầy bồ.

Người Rục, người Sách đang làm một mâm lễ đạm bạc xin thần núi, thần sông, xin Giàng, xin đất cho đồng bào xuống đồng để đồng bào thôi không còn lo đói

Một trong những người Rục tiên phong tán thành cao việc thực hiện dự án lúa nước Rục Làn là ông Cao Tiến Thuỳnh, giờ gặp chúng tôi cứ chỉ ra cánh đồng mà cười khà khà: "Các cán bộ chừ không lo nữa. Bởi giao ruộng cho bà con, lịch thời vụ, chăm bón, phun thuốc bà con đã quen biết hết". Ông Thuỳnh thật thà cho biết, vụ Đông – Xuân vừa rồi nhà ông đưa về đổ trong bồ gần 1 tấn thóc. Cả bản ni cũng rứa, hết lo đói ăn rồi. Dự án lúa nước Rục Làn đang phục vụ cho 115 hộ tham gia sản xuất. Trước tổ chức sản xuất theo kiểu hợp tác xã, bây giờ chuyển sang việc giao luôn ruộng lúa cho bà con rồi.

"Nếu không có cán bộ Biên phòng thì bà con Rục chắc bây giờ vẫn ở trong hang đá thôi. Làm sao biết nuôi trồng, biết cấy lúa, biết dựng cái nhà để ở được? Đồng bào mình suốt đời không quên ơn" – ông Cao Văn Khoan (56 tuổi), người ở bản Mò O Ồ  Ồ, tâm sự.


Những mầm xanh mơn mỡn sẽ hứa hẹn một mùa vàng bội thu

Đồn trưởng Đồn 585 Trịnh Thanh Bình cho hay: "Sợ mất mùa nhất là vụ Hè – Thu năm 2011 vì lũ lụt xảy ra liên tiếp. Nhưng cuối vụ năng suất lúa vẫn cao, được 4 tấn/ha. Đồn cũng đã tổ chức khảo sát các vùng đất tại xã Hoá Sơn, huyện Minh Hoá để mở rộng phát triển cây lúa nước trong vùng núi đá vôi".


Chiến sĩ đồn Biên phòng 585 cùng bà con đang gieo trồng vụ mới

Nhớ mãi cái hôm xuống đồng gieo cấy. Bí thư chi bộ bản Mò O Ồ Ồ sau thủ tục cúng Giàng, tay nâng chén rượu lên ngang mặt mà khấn: "Hôm ni 16 tháng Giêng, người Rục, người Sách của hai bản Yên Hợp và Mò O Ồ  Ồ làm một mâm lễ đạm bạc xin thần núi, thần sông, xin Giàng, xin đất cho đồng bào xuống đồng, cùng với bộ đội biên phòng Đồn 585 - Cà Xèng làm nên một mùa lúa mới bội thu, để từ đây cánh đồng lúa Rục Làn mãi mãi xanh tươi, để đồng bào thôi không còn lo đói".

Đặng Tài - Nguyễn Tú

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Chuyện về “tấm huy chương đồng” từ dưới lên của Bộ GTVT


(Dân trí) - Xếp thứ 12/14 danh sách "chấm điểm" MEI 2011, Bộ Giao thông Vận tải nhận được "tấm huy chương đồng" tính từ dưới lên. Tuy nhiên, căn nguyên của tấm "huy chương" này là gì là chuyện còn phải bàn dài.

Từ sự ngạc nhiên của ngành...

Kết quả Chỉ số hiệu quả về hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của các Bộ (MEI 2011) được công bố hồi cuối năm ngoái đã khiến giới chức ngành giao thông phải giật mình, nhưng đối tượng chịu tác động từ những văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) mà Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xây dựng là các doanh nghiệp (DN) thì dường như vẫn đang đứng "bên lề", dù đó đều là những cơ sở quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ.
 

Bộ GTVT cho rằng các VBQPPL về cơ bản là khó và động chạm đến người dân

Tại buổi đối thoại chính sách giữa Bộ GTVT và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) với đại diện một số Hiệp hội và DN được tổ chức mới đây, đã có không ít người đặt ra mối quan tâm sâu xa khi Bộ này bị xếp vị trí áp chót danh sách là thứ 12/14 MEI 2011 (đứng trước Bộ Xây dựng và Bộ Tài Nguyên và Môi trường - PV), bởi vậy cụm từ "huy chương đồng từ dưới lên" đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần.

Trước những phân trần của giới chức Bộ GTVT, Trưởng ban Pháp chế VCCI - ông Trần Hữu Huỳnh đã "động viên" rằng: "Trong bảng xếp hạng MEI 2011, Bộ GTVT xếp thứ 12 nhưng điều này cũng không có nhiều ý nghĩa bởi khoảng cách giữa các Bộ, ngành được xếp hạng là không lớn".

Trên thực tế, 2 nhóm các hoạt động mà Bộ GTVT bị các DN đánh giá thấp với số điểm dưới trung bình là việc lấy ý kiến đối tượng chịu tác động khi soạn thảo VBQPPL và quá trình kiểm tra, rà soát kết quả thi hành pháp luật. Đây cũng chính là những vấn đề được các chuyên gia VCCI khuyến nghị Bộ GTVT cần tập trung cải thiện nếu muốn tăng Chỉ số MEI trong những năm tới.

Liên quan đến vị trí xếp hạng này, trả lời Bộ trưởng Đinh La Thăng tại Hội nghị Tổng kết năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012, bà Trịnh Minh Hiền - Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: "Theo nhận xét về MEI 2011 thì những Bộ đứng cuối bảng xếp hạng (trong đó có Bộ GTVT) về cơ bản các VBQPPL đều rất khó và động chạm đến người dân nên có những mặt phức tạp riêng, qua đây cũng cần phải cố gắng hơn.

Tôi cũng đã điểm qua về vấn đề sinh VBQPPL thì cũng không phải là quá kém và đứng ở vị trí 9/14, nhưng 2 vấn đề yếu của Bộ GTVT là cung cấp thông tin và tuyên truyền phổ biến đối với DN đứng thứ 14/14, việc rà soát kiểm tra và tổng kết thi hành pháp luật cũng đứng ở vị trí 14/14".

Mặc dù tỏ ra ngạc nhiên khi Bộ này bị xếp thứ hạng rất thấp trong việc lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động dù tất cả các VBQPPL của Bộ GTVT đều đã được đăng tải công khai trên website trước 60 ngày theo quy định, bà Hiền cũng phải thừa nhận hiếm khi nhận được các ý kiến góp ý cho những dự thảo VBQPPL được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ.

… đến phản hồi từ doanh nghiệp

Trong khi đó, tại buổi đối thoại, đa số những phản hồi của một số hiệp hội đều cho rằng những đánh giá, xếp hạng MEI 2011 có độ chính xác cao. Khá nhiều lãnh đạo các hiệp hội đưa ra quan điểm về việc lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động của Bộ GTVT mới chỉ đủ theo trình tự quy trình ban hành VBQPPL chứ chưa thực sự quan tâm đến đề xuất, góp ý của DN.
 
Nhiều doanh nghiệp bức xúc vì cách cung cấp thông tin và tuyên truyền phổ biển
VBQPPL của Bộ GTVT

Ông Hồ Kim Lân - Tổng Thư ký Cảng biển Việt Nam cho hay: "Việc chờ đợi DN phản hồi trên website như Bộ GTVT làm hiện nay là khá thụ động, bởi không phải lãnh đạo DN hay hiệp hội nào cũng có đủ thời gian để hàng ngày mở trang thông tin của Bộ ra góp ý về văn bản. Chưa cần bàn tới những hội thảo tốn kém thời gian và tiền của, Bộ GTVT chỉ cần gửi e-mail cho tất cả các DN và hiệp hội cần xin ý kiến thì chắc chắn số lượng phản hồi sẽ lớn hơn".

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam (VATA) lại cho rằng không ít ý kiến góp ý xây dựng chính sách liên quan đến lĩnh vực vận tải trong quá khứ không được một số cơ quan soạn thảo quan tâm đúng mức, các cơ quan soạn thảo VBQPPL không nên chỉ tính tới những lợi ích mang lại cho công tác quản lý mà còn phải cân nhắc xem quyết định đó sẽ hỗ trợ được gì cho các DN.

"Khi nhận được ý kiến phản biện, cơ quan soạn thảo cũng nên trả lời vì sao không chấp nhận chứ không nên buông mỗi câu: lãnh đạo Bộ đã quyết thế, vì nếu đã quyết thế thì hỏi ý kiến chúng tôi làm gì!?" - ông Thanh bức xúc.

Chia sẻ với Bộ GTVT về những khó khăn khi xây dựng văn bản luật, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội cho rằng, việc vận tải đường bộ bị thả lỏng trong 1 thời gian dài nay xiết lại đương nhiên sẽ gây bức xúc cho DN, tuy nhiên nếu Bộ GTVT và các hiệp hội phối hợp tốt hơn, các chính sách được cho là đúng đắn như việc cấp bằng lái FC, quản lý xe khách bằng hộp đen… sẽ dễ đi vào cuộc sống thay vì thời hiệu áp dụng phải điều chỉnh.

Trước những ý kiến xây dựng có tính hợp lý cao của các hiệp hội, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên yêu cầu các cơ quan soạn thảo VBQPPL của Bộ cần phải xem xét lại phương thức lấy ý kiến đối tượng chịu tác động, đồng thời có giải pháp nâng cao công tác trợ giúp pháp lý cho các DN hoạt động trong lĩnh vực GTVT.

"Lãnh đạo Bộ GTVT rất coi trọng những đánh giá trong MEI 2011, đây là kênh thông tin quan trọng để chúng tôi xây dựng một môi trường pháp lý về kinh doanh hoàn thiện hơn" - Thứ trưởng Trương Tấn Viên cầu thị.

Quỳnh Anh

10 nước nặng nợ nhất thế giớ

(Dân trí) - Hy Lạp là một trong những nước nặng nợ nhất thế giới, nhưng vẫn chưa phải là quốc gia số 1 về tiêu chí này. Ngoài Hy Lạp, còn có rất nhiều nước châu Âu khác cũng đang chìm đắm trong nợ công và suy thoái kinh tế.

Sau nhiều nỗ lực để đưa ra một kế hoạch khắc khổ mất lòng dân, Hy Lạp vẫn đang bị dồn tới bờ vực vỡ nợ cấp quốc gia. Theo diễn biến mới nhất, Ủy ban châu Âu (EC) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đòi Athens phải trình bày các biện pháp cụ thể và thuyết phục về việc làm thế nào để cắt giảm chi tiêu công một khoản 3,3 tỷ Euro như kế hoạch đề ra.

Nếu không được bơm vốn sớm, Hy Lạp sẽ vỡ nợ vào đầu tháng 3 tới đây. Hy Lạp là một trong những nước nặng nợ nhất thế giới, nhưng vẫn chưa phải là quốc gia số 1 về tiêu chí này. Ngoài  Hy Lạp, còn có rất nhiều nước châu Âu khác cũng đang chìm đắm trong nợ công và suy thoái kinh tế.
Tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật Bản bỏ xa bất kỳ một nước phát triển nào trên thế giới.
Với dữ liệu từ hãng định mức tín nhiệm Moody's , trang 24/7 Wall Street đã điểm 10 quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP "đỉnh" nhất thế giới hiện nay. Các dữ liệu đều được tính ở thời điểm cuối năm 2011, trừ GDP/đầu người là số liệu tính đến năm 2010.

10. Vương quốc Anh

Tỷ lệ nợ công/GDP: 80,9%
Tổng nợ chính phủ: 1,99 nghìn tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 35.860 USD
GDP danh nghĩa: 2,46 nghìn tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 8,4%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: AAA

Dù có tỷ lệ nợ công/GDP cao thứ 10 thế giới, nước Anh vẫn nỗ lực giữ được một nền kinh tế ổn định. Anh không tham gia vào khối Eurozone và có ngân hàng trung ương riêng. Chính sự độc lập này đã giúp nước Anh giảm bớt ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ châu Âu. Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh cũng được giữ ở mức thấp.

9. Đức

Tỷ lệ nợ công/GDP: 81,8%
Tổng nợ chính phủ: 2,79 nghìn tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 37.591 USD
GDP danh nghĩa: 3,56 nghìn tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 5,5%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: AAA

Là nền kinh tế lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU) và có ảnh hưởng lớn về mặt tài chính trong khối này, Đức đặc biệt quan tâm tới việc duy trì sự ổn định trên thị trường nợ của riêng mình cũng như của toàn khối Eurozone. Bởi thế, nước này đã đóng góp một phần không nhỏ vào gói giải cứu tài chính trị giá 45 tỷ Euro mà IMF và EU dành cho Hy Lạp vào năm 2010. Dù có tỷ lệ nợ công/GDP cao, Đức là nền kinh tế mạnh và có tỷ lệ thất nghiệp gần như thấp nhất ở châu Âu.

8. Pháp

Tỷ lệ nợ công/GDP: 85,4%
Tổng nợ chính phủ: 2,26 nghìn tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 33.820 USD
GDP danh nghĩa: 2,76 nghìn tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 9,9%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: AAA

Pháp là nền kinh tế lớn thứ nhì trong khối Eurozone, sau Đức. Tháng 1 vừa qua, một cú sốc đã xảy đến đối với Pháp khi nước này bị hãng Standard & Poor's tước hạng mức tín nhiệm AAA. Chính phủ Pháp không đồng tình với cách đánh giá này vì cho rằng nền kinh tế nước mình là ổn định như kinh tế Anh. Đầu tuần này, Moody's cũng đã cảnh báo về khả năng hạ điểm tín nhiệm của Pháp từ mức AAA.

7. Mỹ

Tỷ lệ nợ công/GDP: 85,5%
Tổng nợ chính phủ: 12,8 nghìn tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 47.184 USD
GDP danh nghĩa: 15,13 nghìn tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 8,3%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: AAA

Vào năm 2001, tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ mới là 45,6%. Đến năm 2011, sau một thập kỷ chi tiêu công gia tăng, nước Mỹ đã chứng kiến khối nợ "phình" lên 85,5% GDP. Vào năm 2001, chi tiêu công của Mỹ tương đương 33,1% GDP, đến năm 2010, tỷ lệ này là 39,1%. Năm 2005, Chính phủ Mỹ nợ 6,4 nghìn tỷ USD. Đến năm 2011, con số này tăng hơn gấp đôi lên 12,8 nghìn tỷ USD. Tháng 8 năm ngoái, Standard & Poor's đã hạ điểm tín nhiệm của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - từ AAA xuống AA+.

6. Bỉ

Tỷ lệ nợ công/GDP: 97,2%
Tổng nợ chính phủ: 479 tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 37.448 USD
GDP danh nghĩa: 514 tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 7,2%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: AA1

Tỷ lệ nợ công/GDP của Bỉ đạt đỉnh 135% vào năm 1993, sau đó giảm liên tục còn khoảng 84% vào năm 2007. Nhưng trong 4 năm kế tiếp, tỷ lệ này lại tăng lên trên 97%. Đầu năm nay, sau khi bị Moody's hạ 2 bậc tín nhiệm vào cuối năm ngoái, Chính phủ Bỉ buộc phải cắt giảm 1,3 tỷ USD chi tiêu công để tránh bị khủng hoảng nợ gõ cửa.

5. Bồ Đào Nha

Tỷ lệ nợ công/GDP: 101,6%
Tổng nợ chính phủ: 257 tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 25.575 USD
GDP danh nghĩa: 239 tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 13,6%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: BA3

Nền kinh tế Bồ Đào Nha chịu ảnh hưởng lớn từ suy thoái toàn cầu, một phần vì nước này có GDP/đầu người thấp. Năm 2011, Bồ Đào Nha phải nhận 104 tỷ USD tiền cứu trợ từ EU và IMF do mức thâm hụt ngân sách lớn và nợ công leo thang mạnh. Chính phủ Bồ Đào Nha hiện có kế hoạch hạ thâm hụt ngân sách từ 9,8% GDP vào năm 2010 xuống còn 4,5% vào năm 2012 và xuống còn 3% theo trần của EU vào năm 2013. Theo xếp hạng tín nhiệm của Moody's, trái phiếu của Bồ Đào Nha hiện không ở trong hạng được khuyến nghị đầu tư.

4. Ireland

Tỷ lệ nợ công/GDP: 108,1%
Tổng nợ chính phủ: 225 tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 39.727 USD
GDP danh nghĩa: 217 tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 14,5%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: Ba1

Ireland từng là một trong những nền kinh tế "khỏe mạnh" nhất của khối EU. Đầu thập niên 2000, nước này có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn bất kỳ một nước công nghiệp phát triển nào, đồng thời GDP tăng trưởng hàng năm khoảng 10%. Tuy nhiên, khi suy thoái toàn cầu nổ ra, kinh tế Ireland chuyển sang suy giảm nhanh chóng. Năm 2006, thâm hụt ngân sách của Chính phủIreland là 2,9%, đến năm 2010, tỷ lệ này lên tới 32,4% GDP. Từ năm 2001 tới nay, nợ công của nước này tăng hơn 500%. Trái phiếu của Ireland hiện không nằm trong diện khuyến nghị đầu tư theo đánh giá của Moody's.

3. Italy

Tỷ lệ nợ công/GDP: 120,5%
Tổng nợ chính phủ: 2,54 nghìn tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 31.555 USD
GDP danh nghĩa: 2,2 nghìn tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 8,9%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: A3

Khối nợ công khổng lồ của Italy càng trở nên nguy hiểm hơn khi tăng trưởng GDP của nước này diễn ra chậm chạp. Năm 2010, GDP của Italy chỉ tăng 1,3% sau 2 năm suy giảm liên tiếp. Vào tháng 12/2011, Chính phủ Italy đã thông qua một kế hoạch ngân sách khắc khổ nhằm hạ lãi suất vay vốn. Tuy nhiên, đầu tuần này, Moody's vẫn hạ một bậc điểm tín nhiệm của Italy.

2. Hy Lạp

Tỷ lệ nợ công/GDP: 168,2%
Tổng nợ chính phủ: 489 tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 28.154 USD
GDP danh nghĩa: 303 tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 19,2%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: CA

Hy Lạp vẫn là tâm điểm của khủng hoảng nợ châu Âu, cho dù đã được EU và IMF giải cứu. Chính phủ nước này đang tiếp tục phải đưa ra những kế hoạch cải cách và cắt giảm chi tiêu ngặt nghèo nhằm đổi lấy khoản cứu trợ tiếp theo trị giá khoảng 130 tỷ Euro. Nếu không được bơm vốn, Hy Lạp sẽ vỡ nợ vào tháng 3 tới. Năm 2010, tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp là 143%. Năm ngoái, con số này đã tăng lên thành 163%.

1. Nhật Bản

Tỷ lệ nợ công/GDP: 233,1%
Tổng nợ chính phủ: 13,7 nghìn tỷ USD
GDP đầu người (đồng giá sức mua): 33.994 USD
GDP danh nghĩa: 5,88 nghìn tỷ USD
Tỷ lệ thất nghiệp: 4,6%
Định mức tín nhiệm từ Moody's: AA3

Tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật Bản bỏ xa bất kỳ một nước phát triển nào trên thế giới. Tuy nặng nợ, kinh tế Nhật hiện vẫn chưa lâm vào thảm họa như Hy Lạp, phần lớn nhờ tỷ lệ thấp nghiệp thấp và trái phiếu chính phủ chủ yếu do các chủ nợ trong nước nắm giữ. Theo Chính phủ Nhật, 95% dư nợ trái phiếu của Tokyo hiện nằm trong tay của các nhà đầu tư trong nước, chỉ có 5% là do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ. Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đang có kế hoạch tăng thuế để giảm nợ công.

Phương Anh